Chào mừng các bạn đến với trang Web trường THCS Trần Đăng Ninh, Hà Đông, Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức - Sự kiện

Giới thiệu cuốn sách “Tết đoàn viên”

Thứ năm - 26/01/2023 14:57
Giới thiệu cuốn sách “Tết đoàn viên”

     Tết Nguyên đán là thời gian để mọi người sum họp gia đình và thư giãn sau một năm dài bận rộn. Những năm qua, ngoài việc thăm thú các nơi ngày Tết, nhiều người đã chọn cho mình những quyển sách hay để tận hưởng những khoảnh khắc dành cho chính mình trong dịp Tết.
     Một trong những cuốn sách hay là “Tết đoàn viên”. Cuốn sách là tập hợp những cái Tết ở nhiều vùng miền trên đất nước dưới góc nhìn của các nhà báo, nghệ sĩ do nhà văn Nguyễn Quang Thiều tuyển chọn và nhà xuất bản Thế giới ấn hành năm 2019, sách dày 280 trang, khổ 16x24cm.
Tết đoàn viên là một ấn phẩm xuân đẹp độc đáo với nhiều bài viết, tranh ảnh minh họa tràn ngập sắc màu tươi mới và hơi thở cuộc sống sẽ đem đến cho người đọc cảm nhận được những vẻ đẹp văn hóa trong cách thức đón mừng năm mới của người Việt.
     Cuốn sách gồm 4 phần: Phong vị Tết, Tết trong tôi là…, Tết đoàn viên và Vĩ thanh. Mỗi phần là tập hợp những bài viết rất hay và vô cùng ý nghĩa về đề tài Tết Việt... Qua các bài viết, bức tranh Tết đủ đầy phong vị của các vùng miền, của các không gian địa lí, của Tết nay, Tết xưa đã được tái hiện lại.
    Bạn đọc sẽ được các nhà nghiên cứu văn hoá, nhà báo, nhà văn, các nghệ sĩ, nhiếp ảnh gia, các cây bút trẻ, MC, bác sĩ, công nhân... kể câu chuyện mùa xuân, chuyện Tết của riêng mình. Đó là các bài viết như: “Tết Nguyên đán - một di sản văn hóa dưới góc nhìn lễ hội” của nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ; “Phong vị tết Hà Nội cũ” của nhà văn Trung Sỹ; “Về Kinh Bắc đón xuân cùng người quan họ” của nhà báo Vi Phong; “Hoài niệm đẹp về Tết Sài Gòn xưa” của nhà thơ Lê Minh Quốc; “Ăn Tết kiểu Huế” của nhà báo Minh Tự; “Ăn Tết với người Tây Nguyên” của nhà văn Văn Công Hùng; “Dư vị những giai phẩm xưa” của nhà báo Phạm Công Luận; “Đem văn hóa Tết đến với du khách nước ngoài” của nhà sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã; ... “Tết quê trong miền nhớ” của nghệ nhân ẩm thực Đoàn Thu Thủy; “Lì xì cho con bằng những trải nghiệm cuộc sống” của nhà báo Lam Linh; “Ngày trở về” của nhà hoạt động xã hội Huỳnh Minh Thảo; “Tết là sum họp” của MC Thảo Vân; “Người dọn rác” của nhà báo Thành Nguyễn;…
Những vẻ đẹp ấy của Tết hiển hiện trong trời đất, trong cây cỏ hoa lá, trong những ngôi nhà, căn bếp, trong mỗi gương mặt, trong mỗi giọng nói, trong hương nến trên ban thờ, trong hương vị của những món ăn truyền thống. Nhưng dòng chảy lớn nhất, thiêng liêng nhất qua những vẻ đẹp ấy là sự đoàn tụ, sum vầy. Sự đoàn viên không còn chỉ là sự kiện gặp mặt của những thành viên trong gia đình, những người bạn lâu ngày không gặp mà còn là sự gặp lại những phong vị Tết, những vị riêng, mùi riêng của Tết, sự đoàn tụ với những không gian, vùng miền của đất nước, đoàn tụ trong Tết xưa và nay.
     Nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã viết trong bài Những bí mật của Tết: “Tết chỉ diễn ra trong mấy ngày, nhưng lại chứa đựng những giá trị tinh thần bền vững của văn hóa Việt. Tết không phải đơn giản là sự kết thúc một vòng thời gian tính theo năm mà như một tiếng lay gọi làm cho con người thức tỉnh bao điều. Và tôi thấy Tết chứa đựng trong đó những bí mật làm cho con người sống tốt đẹp hơn”. Những bí mật của Tết mà tác giả đúc kết được đó chính là sự khơi mở tình yêu quê hương, sự kết nối với quá khứ, sự bền vững của gia đình, sự hàn gắn và niềm hy vọng. Bởi theo ông: “Cuộc sống có biết bao thăng trầm, trong chúng ta ai cũng có những năm nhiều nỗi buồn, ít may mắn. Nhưng ai cũng có một niềm tin rằng, ngày mai mọi điều sẽ tốt đẹp hơn, năm mới mọi điều sẽ may mắn hơn… Cũng trong dịp năm mới, mỗi người đều nhận được những lời chúc tốt đẹp nhiều nhất trong một năm. Cho dù thế nào thì những lời chúc ấy cũng làm lòng người ấm lại và hy vọng vào một điều tốt đẹp phía trước”.
Hoài nhớ Tết xưa, trân quý Tết nay và lan tỏa những giá trị tinh thần là nét đẹp của tác phẩm này. Cuốn sách như một cỗ máy thời gian đưa người đọc trở về với những vẻ đẹp và sự thiêng liêng của thời khắc chuyển từ năm cũ sang năm mới, cho người xa được trở về cố hương, mang đến tinh thần nồng ấm, lạc quan cho độc giả và hướng đến một tương lai tốt đẹp trong năm mới. Tác phẩm chính là lời tâm tình, thủ thỉ của tác giả về giá trị của Tết, của sự đoàn tụ, sum vầy và trân trọng từng giây từng phút bên gia đình cùng những người mà ta yêu thương. Mong rằng sách sẽ là món quà chung đầy ý nghĩa cho tất cả độc giả mọi lứa tuổi.
34
 

Nguồn: Trung tâm Văn hoá - Thông tin & Thể thao quận Hà Đông

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Videos

Văn bản mới

Số 15/KH-PGDĐT

Kế hoạch triển khai đánh giá mức độ chuyển đổi số trong các co sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên năm học 2022 - 2023

Thời gian đăng: 11/05/2023

lượt xem: 409 | lượt tải:84

Số 315/PGDĐT

Công văn kiểm tra đánh giá mức độ chuyển đổi số và thư viện các cơ sở giáo dục

Thời gian đăng: 11/05/2023

lượt xem: 481 | lượt tải:72

Số 26/KH-PGDĐT

Kế hoạch triển khai thực hiện mô hình "Mái trường an toàn" ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hà Đông năm 2023

Thời gian đăng: 20/04/2023

lượt xem: 532 | lượt tải:78

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website qua kênh thông tin nào

Banner 1
Banner 2
Banner 3
Banner 4
Banner 5
Banner 6

Thống kê

  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm3
  • Hôm nay94
  • Tháng hiện tại60,722
  • Tổng lượt truy cập1,603,975
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây